Lịch sử Cộng_hòa_Xã_hội_chủ_nghĩa_Xô_viết_tự_trị_Kazakhstan

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Kazakhstan ban đầu được thành lập với tên gọi là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Kirghizstan (không nhầm lẫn với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Kirghiz giai đoạn 1926–1936, một lãnh thổ Trung Á hiện là nhà nước độc lập Kyrgyzstan) vào ngày 26 tháng 8 năm 1920, và là một phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga. Trước Cách mạng Nga, người Kazakh ở Nga được gọi là "Kirghiz-Kazak" hay đơn giản là "Kirghiz" (và người Kyrgyz là "Kara-Kirghiz").[2]

Tuy nhiên, ngày 15-19 tháng 6 năm 1925, Hội đồng Xô viết Kazakh lần thứ năm đã quyết định đổi tên nước cộng hòa thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Kazak. Thủ đô của cựu Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Kirghiz, Ak-Mechet, được giữ lại như là thủ đô của Kazak ASSR nhưng được đổi tên thành Kzyl-Orda, nghĩa là "trung tâm đỏ" trong tiếng Kazakh. Năm 1927[1] hoặc 1929[3][lower-alpha 1] thành phố Alma-Ata được chọn là thủ đô mới của ASSR. Vào tháng 2 năm 1930, có một cuộc nổi dậy chống Xô viết ở làng Sozak.[4] Vào ngày 5 tháng 12 năm 1936, nước CHXHCNXV Tự trị được tách khỏi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga và trở thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan trở thành một nước cộng hòa Liên Xô.[1]